Bạn đang tìm kiếm hướng dẫn trình bày luận văn thạc sĩ chi tiết và chuẩn nhất? Những chia sẻ trong bài viết này sẽ là câu trả lời xác đáng cho vấn đề của bạn.
Luận văn thạc sĩ là bài luận có độ dài tới 100 trang, chuyên sâu vào các vấn đề như: khoa học, kỹ thuật,...Luận văn ấy cần được bảo vệ để người học có thể lấy được học vị thạc sĩ. Viết và trình bày luận văn là hai điều người học cần thông hiểu một cách rõ ràng, rành mạch. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người chưa biết cách trình bày luận văn thạc sĩ. Bạn có đang cảm thấy mông lung khi trên Internet xuất hiện quá nhiều thông tin và bạn không biết chọn nguồn nào? Với Wiki Luận Văn, bạn sẽ được hướng dẫn trình bày luận văn thạc sĩ một cách chi tiết, logic và gây ấn tượng.

Hướng dẫn trình bày luận văn thạc sĩ
Việc nắm rõ những hướng dẫn trình bày luận văn thạc sĩ là điều quan trọng. Mọi thông tin trong luận văn sẽ trở nên logic, rõ ràng khi chúng ta trình bày một cách khoa học.
Tầm quan trọng của việc lựa chọn đề tài luận văn
Tưởng chừng như việc lựa chọn đề tài và viết luận văn không liên quan đến việc trình bày luận văn thạc sĩ. Tuy nhiên, đây là bước tiền đề và cơ bản để bạn có thể trình bày luận văn một cách hợp lý nhất.
Việc lựa chọn đề tài sẽ quyết định luận văn của bạn có sáng giá hay không. Đề tài đó cần được nghiên cứu chuyên sâu, tìm kiếm và chắt lọc thông tin để có tính thuyết phục cao. Bên cạnh đó, việc sử dụng những lý lẽ thuyết phục, lập luận chặt chẽ sẽ giúp bạn ghi điểm tuyệt đối. Từng chương và chuyên ngành của luận văn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bố cục của luận văn.
Bố cục khi viết luận văn thạc sĩ
Bất cứ loại luận văn hay tiểu luận nào cũng đều có bố cục. Nhìn vào bố cục, người đọc sẽ nắm được hướng đi và cách triển khai luận văn.

Lời cam đoan
Tại sao mở đầu của luận văn thạc sĩ là lời cam đoan? Lời cam đoan cực kỳ cần thiết. Nó được thêm vào để chứng minh công trình mà bạn nghiên cứu là do bạn thực hiện. Bên cạnh đó, lời cam đoan sẽ chứng minh những số liệu, thông tin trong bài luận văn thạc sĩ của bạn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu xác thực, phù hợp với thực tiễn và mang tính khách quan
Phần mục lục
Phần mục lục hay còn có cách gọi khác là: Phần tóm tắt luận văn. Hãy ghi rõ và đánh số những đề mục bạn sẽ triển khai để có thể tìm được phần trong bài một cách dễ dàng.
Lời mở đầu
Nếu như lời cam đoan là phần bạn xác thực mình là chủ sở hữu của luận văn thì lời mở đầu là sự trình bày của bạn về đề tài, mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu luận văn. Một cách tổng quát nhất, phần lời mở đầu là tổng hợp chủ đề, để rồi ở những phần tiếp theo của luận văn, những vấn đề sẽ được chia nhỏ và khai thác sâu hơn.
Tổng quan
Bạn không thể làm đề tài mà không có sự tìm hiểu những đúc kết mà những người đi trước để lại. Chẳng hạn như trong phần tổng quan, bạn sẽ phân tích và đánh giá những gì mà tác giả nước ngoài hay nước nhà đã nghiên cứu và có sự liên quan đến đề tài mà bạn định triển khai. Từ đó, bạn sẽ khái quát lại và chỉ ra những vấn đề cần tập trung giải quyết.
Cơ sở lý luận và giả thuyết
Tại phần này, bạn cần trình bày rõ phương pháp bạn sử dụng để viết luận văn. Đó là: phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ,...
Bên cạnh đó, việc chỉ rõ cơ sở lý thuyết, lý luận cũng là điều vô cùng cần thiết.
Đánh giá và bàn luận kết quả
Đây là phần để bạn thể hiện kỹ năng trình bày ngắn gọn việc nghiên cứu khoa học đã tiến hành với các số liệu thực tế và các số liệu khoa học. Ngoài ra, trong phần bàn luận, cần chỉ rõ kết quả thực nghiệm so với kết quả khoa học. Đánh giá và bàn luận kết quả cần đảm bảo sự chặt chẽ, rõ ràng và rành mạch.
Kiến nghị những nghiên cứu tiếp theo
Đây không phải một phần bàn luận. Trong phần kiến nghị những nghiên cứu tiếp theo, bạn cần chỉ ra kết quả nghiên cứu bạn đang thực hiện. Bên cạnh đó, đề xuất các nghiên cứu tiếp theo cũng là việc nên làm.
Danh mục công trình
Danh mục công trình có tên gọi đầy đủ hơn là: Danh mục công trình công bố của tác giả. Chẳng hạn như việc đề tài nghiên cứu của bạn đã được công bố trên báo. Bạn cần liệt kê tất cả các bài báo cũng như công trình khác đầy đủ và theo trình tự thời gian nhất định.
Tài liệu tham khảo
Việc chỉ ra tài liệu tham khảo sẽ giúp luận văn của bạn có độ chân thực và tính thực tế cao. Không ai có thể tự nghiên cứu nếu không có sự giúp đỡ của những tài liệu tham khảo. Vì vậy, đây là việc bạn cần làm. Tất cả những nội dung, tài liệu được trích dẫn, bạn cần liệt kê đầy đủ, chuyên nghiệp.
Phụ lục
Phụ lục là phần hình vẽ, bảng, biểu đồ,... để chứng minh cho những thông tin trong luận văn của bạn. Phần này không được tính số trang nên thông thường, người ta thường sắp xếp vào cuối luận văn.
Như vậy, Wiki Luận Văn đã cung cấp đầy đủ những hướng dẫn trình bày luận văn thạc sĩ, với sự chi tiết, rõ ràng trong từng thông tin. Để luận văn được thành công, hãy tuân thủ bố cục luận văn với 10 mục rõ ràng: Lời cam đoan, phần mục lục, lời mở đầu, tổng quan, cơ sở lý luận và giả thuyết, đánh giá và bàn luận kết quả, kiến nghị những nghiên cứu tiếp theo, danh mục công trình, tài liệu tham khảo và phụ lục
Ngoài ra, bạn cũng cần nắm được những kỹ năng khi trình bày luận văn. Đó là kỹ năng trình bày thế nào cho đẹp mắt; kỹ năng soạn thảo văn bản; kỹ năng lựa chọn và xây dựng bảng biểu, hình vẽ, phương trình;...
Những kỹ năng cần thiết trong cách viết luận văn thạc sĩ
Hướng dẫn trình bày luận văn thạc sĩ đầy đủ bao gồm: Bố cục luận văn và những kỹ năng cần thiết khi trình bày luận văn. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những kỹ năng đó.

Kỹ năng trình bày
Một tác phẩm luận văn được trình bày logic, khoa học, gọn gàng là một tác phẩm chuyên nghiệp và gây ấn tượng tốt. Vì vậy, từng câu chữ, cách lập luận phải minh bạch nhất. Hơn cả, trong luận văn, lời cam đoan của tác giả là vô cùng quan trọng. Điều đó chứng minh tác phẩm luận văn, công trình nghiên cứu chuyên sâu là do bạn tạo nên.
Kỹ năng soạn thảo văn bản
Đối với luận văn, sử dụng những font chữ đơn giản, khoa học là điều cần thiết. Times New Roman là font chữ lý tưởng. Bạn có thể sử dụng cỡ chữ từ 13 - 14 để tạo tính dễ đọc, dễ nhìn. Tất cả chữ viết cần được trình bày trong khuôn A4. Độ giãn dòng cũng được đảm bảo thông số cố định. Đối với giãn cách dòng, bạn có thể lựa chọn khoảng cách 1.15. Bên cạnh đó, bạn cần căn lề trái, lề phải cho chuẩn để định hình luận văn theo form nhất định.
Kỹ năng hoàn thành tiểu mục
Tưởng chừng như đây là một vấn đề đơn giản, thế nhưng đây là điều khiến đa số mọi người nhầm lẫn. Việc đánh số các tiểu mục theo thứ tự hợp lý sẽ giúp chúng ta dễ dàng theo dõi luận văn của mình hơn. Các mục tiểu luận cần được đánh theo số, nhóm chữ số với nhiều nhất là 4 chữ số. Mỗi nhóm tiểu mục cần có ít nhất 2 tiểu mục nối tiếp nhau. Bạn không thể đánh số tiểu mục là 3.1.1 mà không có 3.1.2.
Kỹ năng hoàn thành bảng biểu, sơ đồ
Đây là kỹ năng quan trọng bởi nếu không làm đúng, luận văn của bạn sẽ trở nên lộn xộn. Thứ nhất, bạn cần đánh số biểu đồ, hình vẽ tương ứng với số chương. Chẳng hạn như hình 2.1 biểu thị cho hình thứ nhất trong chương 2.
Thứ hai, bảng biểu, sơ đồ lấy từ nguồn khác cần được trích nguồn đầy đủ, đúng như trong danh mục tài liệu tham khảo.
Thứ ba, các hình vẽ cần được vẽ lại bằng loại mực phù hợp để có thể sao chụp lại. Cỡ chữ trong hình vẽ phải tương ứng với cỡ chữ trong luận văn nói chung.
Một số lưu ý chung
Hãy tuân thủ những hướng dẫn trình bày luận văn thạc sĩ bởi điều đó vô cùng cần thiết cho luận văn của bạn. Ngoài ra, bạn vẫn cần chú ý rằng: Không được viết tắt. Chỉ viết tắt cụm từ, thuật ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong luận văn. Nếu có quá nhiều từ viết tắt, bạn cần lập một bảng danh mục các chữ viết tắt theo thứ tự bảng chữ cái. Việc này sẽ làm cho luận văn có tính chuyên nghiệp cao.

Bên cạnh đó, bạn cần tránh việc sao chép những bài viết của người khác. Điều đó thể hiện đạo đức trong việc viết luận văn và đảm bảo việc thành công cho luận văn của bạn.
Như vậy, Wiki Luận Văn đã cung cấp cho bạn tất cả những thông tin về hướng dẫn trình bày luận văn thạc sĩ. Từ bố cục cho tới những kỹ năng và một số lưu ý chung khi viết luận văn thạc sĩ và trình bày luận văn.
Chúc các bạn thành công.